TỔNG QUAN
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Hiện trạng
Số liệu thống kê
Cơ sở đươc cấp phép xử lý
CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
Hiện trạng
Số liệu thống kê
Cơ sở được cấp phép xử lý
CHẤT THẢI NGUY HẠI
Hiện trạng
Số liệu thống kê
Cơ sở được cấp phép xử lý
CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
CHẤT THẢI RẮN NÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ
DANH SÁCH CƠ SỞ ĐƯỢC CẤP PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT.
DANH SÁCH CƠ SỞ ĐƯỢC CẤP PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP.
DANH SÁCH CƠ SỞ ĐƯỢC CẤP PHÉP XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Tổng quan Chất thải rắn y tế
Theo thống kê báo cáo, cả nước có khoảng 13.674 cơ sở y tế, trong đó có khoảng 1.253 bệnh viện. Năm 2019, tổng lượng CTR y tế phát sinh khoảng 330,55 tấn/ngày, trong đó CTR thông thường khoảng 265 tấn/ngày và lượng CTR y tế nguy hại khoảng 65,55 tấn/ngày. Đến năm 2022, tổng lượng CTR y tế phát sinh khoảng 440,7 tấn/ngày; trong đó CTR y tế nguy hại là 71,5 tấn/ngày. Tỷ lê gia tăng chất thải rắn y tế khoảng 9,3%/năm.
Giai đoạn 2016-2020, hoạt động thu gom và xử lý CTR y tế đã được tăng cường đáng kể. Đã có hơn 90% bệnh viện thực hiện thu gom hằng ngày và có thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Tỷ lệ CTR y tế bệnh viện được xử lý đạt quy chuẩn là 95%.
Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh khoảng gần 24 nghìn tấn/năm (năm 2020), mức độ gia tăng khoảng 7,6%/năm. Khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là 2 khu vực phát sinh lượng CTR y tế nguy hại lớn nhất cả nước, Tây Nguyên là khu vực phát sinh ít nhât. Dự báo đến năm 2025, lượng CTR y tế nguy hại phát sinh khoảng 91.991 (tấn/ngày).
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của 38 địa phương năm 2020, lượng CTR y tế thông thường phát sinh tại các địa phương dao động từ 0,62 – 21,3 tấn/ngày. Lượng CTR y tế nguy hại phát sinh dao động trong khoảng từ 0,04 – 7,46 tấn/ngày. Tỷ lệ CTR y tế được xử lý trung bình khoảng 96,8%, trong đó một số địa phương có tỷ lệ xử lý đạt 100%.
Khối lượng CTR y tế phát sinh tại một số tỉnh khu vực miền Bắc năm 2020
Khối lượng CTR y tế phát sinh tại một số tỉnh khu vực miền Trung năm 2020
Khối lượng CTR y tế phát sinh tại một số tỉnh khu vực miền Nam năm 2020
CTR y tế phần lớn được thu gom, xử lý bằng phương pháp đốt. Theo thống kê từ 26 địa phương năm 2020 có khoảng gần 650 lò đốt chất thải y tế. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường trong xử lý CTR y tế đã được khuyến khích và ưu tiên phát triển, điển hình là phương pháp khử khuẩn bằng lò hấp, lò vi sóng.
Tổng quan Chất thải nông nghiệp, làng nghề
Đến hết năm 2022, cả nước có khoảng 13.471 trang trại trồng trọt, 11.807 trang trại chăn nuôi, 129 trang trại lâm nghiệp, 1.586 trang trại nuôi thủy sản, 1.952 trang trại tổng hợp. Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm các loại bao gói, phụ phẩm cây trồng, chất thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… Chất thải rắn nông nghiệp phát sinh trong năm 2022 có sự thay đổi về cơ cấu so với năm 2021, lượng phế phụ phẩm và vỏ bao bì phân bón, thuốc BVTV có xu hướng giảm.
Tổng lượng phụ phẩm phát sinh từ hoạt động trồng trọt năm 2022 là 101,34 triệu tấn, trong đó chủ yếu phát sinh từ cây hàng năm như lúa, mía, sắn.
Diễn biến khối lượng phụ phẩm phát sinh giai đoạn 2020-2022
CTR phát sinh từ hoạt động chăn nuôi bao gồm phân rắn, chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác gia súc, gia cầm... Ước tính đến hết năm 2022, tổng lượng CTR phát sinh từ hoạt động chăn nuôi là 68,13 triệu tấn, trong đó Tây Nguyên là khu vực phát sinh khối lượng lớn nhất, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long phát sinh khối lượng nhỏ nhất.
Lượng chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2020-2022
Tỷ lệ khối lượng CTR chăn nuôi phát sinh tại các vùng trên cả nước năm 2022
Theo báo cáo công tác BVT năm 2020 của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có 4.575 làng nghề, trong đó có 1.951 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Trong năm 2022, công tác quản lý môi trường làng nghề, nông thôn tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, công tác BVMT tại các làng nghề chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ làng nghề có hệ thống thu gom và xử ký CTR còn thấp, mới có khoảng 20,9% số làng nghề có điểm thu gom CTR công nghiệp. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý tại các làng nghề dao động trong khoảng từ 42,5%-81%.
Số liệu thống kê về Chất thải nông nghiệp và làng nghề tại một số tỉnh năm 2020: Click để xem thông tin chi tiết tại đây.